Bảo vệ sức khỏe với hệ thống lọc không khí công nghiệp

Hệ thống lọc không khí công nghiệp giữ cho không khí sạch và an toàn chính là trụ cột đảm bảo sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất.  Sự kết hợp của các giai đoạn lọc đa lớp giúp hệ thống này đáp ứng hiệu quả đa dạng các yêu cầu trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Lọc khí công nghiệp là gì?

Lọc khí công nghiệp là quá trình loại bỏ các hạt bụi, chất béo, hơi nước, và các tạp chất khác từ không khí trong môi trường công nghiệp. 

Mục tiêu của việc lọc khí là cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các thiết bị và hệ thống trong quá trình sản xuất.

Hệ thống lọc không khí công nghiệp là gì?

Khái niệm

Hệ thống lọc không khí công nghiệp bao gồm các thành phần, thiết bị và công nghệ được tích hợp để làm sạch không khí, lọc bụi bẩn, mùi hôi, khí độc trong môi trường công nghiệp.

Hệ thống lọc khí công nghiệp
Hệ thống lọc khí công nghiệp

Cấu tạo

Một số thành phần cấu tạo của hệ thống lọc không khí công nghiệp đó là bộ lọc bụi, bộ lọc chất lỏng, hệ thống lọc khí độc hại, quạt thông hơi, hệ thống kiểm soát và các phụ kiện, linh kiện khác. 

Trong bộ lọc sẽ có nhiều màng lọc khác nhau như màng lọc thô, màng lọc HEPA, màng lọc tinh… giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch không khí.

Ứng dụng

Hệ thống này được ứng dụng trong đa dạng các ngành công nghiệp như:

  • Ngành sản xuất hóa chất
  • Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
  • Ngành ô tô
  • Ngành công nghiệp gỗ
  • Ngành chế tạo và gia công kim loại…

Vai trò của hệ thống lọc không khí công nghiệp 

Trong môi trường sản xuất sử dụng nhiều chất công nghiệp, việc phát sinh lượng bụi thải là rất đáng kể. Đặc biệt, các ngành công nghiệp như ngành gỗ, thức ăn gia súc, xi măng,… có thể tạo ra lượng bụi lớn, và nếu không được xử lý, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và dẫn đến giảm năng suất lao động.

Hệ thống lọc khí trong một khu công nghiệp
Hệ thống lọc khí trong một khu công nghiệp

Do đó, hệ thống lọc không khí công nghiệp đóng vai trò quan trọng như một giải pháp cứu tinh cho các công nhân trong môi trường đó và đảm bảo được chất lượng không khí.

Lọc không khí công nghiệp không chỉ đảm bảo sức khỏe nhân viên mà còn giúp tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện tử.

 

Vai trò quan trọng của hệ thống lọc không khí công nghiệp
Vai trò quan trọng của hệ thống lọc không khí công nghiệp

Cách hệ thống lọc không khí công nghiệp hoạt động

Nguyên lý hoạt động  

Cơ chế hoạt động của hệ thống lọc không khí hiểu đơn giản đó là thiết lập các tầng lọc cơ học và xử lý hóa học (lọc pha khí) trên đường di chuyển của luồng không khí để bắt giữ bụi và các hạt tạp chất cũng như mùi hôi, khí độc tồn tại trong luồng không khí đó, giúp không khí trở nên siêu sạch để đáp ứng các mục đích sản xuất khác nhau.

Lọc không khí qua các màng lọc
Lọc không khí qua các màng lọc

Hệ thống lọc không khí bao gồm các màng lọc và các giai đoạn lọc tương ứng là màng lọc thô, lọc tinh, lọc than hoạt tính, lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air) và lọc ULPA (Ultra-Low Penetration Air).

Lọc HEPA là lớp lọc cuối cùng trong hệ thống và thường được sử dụng để loại bỏ các hạt rất nhỏ, thường dưới 0.3 micron, với hiệu suất lọc cao, bao gồm vi khuẩn, virus và các hạt bụi siêu nhỏ.

Trong một số trường hợp đặc biệt, một lớp lọc ULPA có thể được sử dụng để đạt được hiệu suất lọc cao hơn, loại bỏ các hạt có kích thước siêu nhỏ đến mức độ rất cao.

Màng lọc HEPA
Màng lọc HEPA

Các mục tiêu lọc khí

Có hai loại mục tiêu lọc khí chính đó là lọc hạt lơ lửng và lọc pha khí.

Lọc hạt lơ lửng

Để loại bỏ các hạt lơ lửng trong không khí, sử dụng hệ thống lọc để lọc giữ lại 99.99% các hạt tự do có kích thước từ 0.3 micro trở lên.

  • Lọc thô

Hay còn gọi là lọc sơ cấp, lọc thô là loại lọc cơ bản nhất trong các giai đoạn lọc. Lọc thô có nhiệm vụ xử lý không khí trước khi đi qua các tấm lọc phía sau. Lọc thô xử lý rác lơ lửng, côn trùng, bụi xi măng, hạt bụi kích thước lớn, phấn hoa…

  • Lọc tinh

Lọc tinh hay lọc thứ cấp, là màng lọc thứ hai sau lọc thô. Lọc tinh dùng để lọc muội than, bụi mịn, vi khuẩn trên các hạt lơ lửng kích thước lớn (1 – 10 Micron như hơi dầu, khói thuốc, khói gốc kim loại).

  • Lọc HEPA

Đây là màng lọc quan trọng nhất của hệ thống lọc. HEPA được thiết kế cấu tạo màng lọc là các sợi mảnh, đường kính rất nhỏ, chỉ từ 0.5-2 micromet, với hiệu suất lọc cao lên đến 99.97%.

Do đó bộ lọc có thể giữ được những hạt bụi bẩn, bào tử nấm, khói có kích thước chỉ 0.3 micromet. 

Lọc hạt lơ lửng và lọc pha khí
Lọc hạt lơ lửng và lọc pha khí

Lọc pha khí 

Đây là quá trình loại bỏ các hạt rắn và tạp chất khác từ một pha khí (ví dụ như không khí, khí độc hại, hoặc hơi) để cải thiện chất lượng của pha khí đó. 

Quá trình lọc pha khí thường được tích hợp trong các hệ thống lọc không khí công nghiệp, các thiết bị bảo vệ hô hấp, máy lọc không khí gia đình và nhiều ứng dụng khác.

  • Lọc Carbon: Chứa than hoạt tính, than hoạt tính ngâm tẩm hoặc nhôm hoạt tính. Chúng có tác dụng hấp thụ mùi, khí ô nhiễm, xử lý BTEX, VOCs, Formaldehyde…
  • Lọc pha khí chuyên dụng: Sử dụng những loại hạt được thiết kế cho những nhóm khí nhất định: khói động cơ phản lực, khói dầu Diesel, ethylene, mùi phát sinh từ rác, mùi phát sinh từ hoạt động xử lý nước thải, khí ga có tính ăn mòn…

Kết luận

Lựa chọn sử dụng hệ thống lọc khí công nghiệp
Lựa chọn sử dụng hệ thống lọc khí công nghiệp

Trên đây là các thông tin hữu ích dành cho bạn đọc để hiểu hơn về hệ thống lọc không khí – mối quan tâm hàng đầu của các khu công nghiệp, nhà máy để bảo vệ sức khỏe. 

Có nhiều loại hệ thống lọc khí khác nhau tương ứng với các mức công suất cũng như diện tích. Vậy nên, người dùng cần có sự tham vấn từ các chuyên gia, kỹ sư để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm bài viết liên quan khác

>> Cách chọn hệ thống lọc không khí mà bạn cần biết

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi.

Tham khảo tại công ty điện máy ELC!

Hotline 0789978898

Bài viết liên quan
preloader