Hướng dẫn toàn diện về kiểm tra rò rỉ (Leak Test)

Đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trong quá trình sản xuất là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Leak Test (kiểm tra rò rỉ) là một quy trình không thể thiếu để phát hiện những lỗ hổng, rò rỉ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc.

Hãy cùng ELC tìm hiểu toàn diện về Leak Test – kiểm tra rò rỉ và các phương pháp kiểm tra phổ biến nhé!

Leak test là gì?

Leak Test (kiểm tra rò rỉ) là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau để phát hiện và đo lường mức độ rò rỉ khí hoặc chất lỏng qua vật liệu hoặc hệ thống kín. Đây là quá trình quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm như thùng chứa, đường ống, vỏ máy, bao bì đóng gói…

Leak Test giúp phát hiện những lỗ hổng rò rỉ khí, chất lỏng
Leak Test giúp phát hiện những lỗ hổng rò rỉ khí, chất lỏng

Tại sao cần dùng Leak Test?

Kiểm tra rò rỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường làm việc bằng cách ngăn ngừa khí/chất lỏng độc hại rò rỉ. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì chất lượng sản phẩm, đánh giá hiệu suất của các hệ thống kín như phòng sạch, bộ lọc HEPA và kiểm soát chi phí sản xuất nhờ phát hiện sớm những lỗi rò rỉ.

Các nguyên lý cơ bản của Leak Test

Các phương pháp kiểm tra rò rỉ thường dựa trên những nguyên lý cơ bản sau:

  • Thay đổi khối lượng: Đo sự thay đổi khối lượng của môi trường kín trước và sau quá trình kiểm tra
  • Thay đổi áp suất: Theo dõi sự suy giảm áp suất trong thời gian xác định của hệ thống kín
  • Phát hiện khí đặc trưng: Sử dụng khí trơ đặc trưng và cảm biến phát hiện để xác định rò rỉ
  • Phương pháp quang học: Sử dụng ánh sáng và camera đo sự thay đổi trong môi trường kín

 

Các nguyên lý cơ bản để xác định phương pháp Leak Test
Các nguyên lý cơ bản để xác định phương pháp Leak Test

Các phương pháp thực hiện Leak Test

Tùy theo ngành nghề, loại sản phẩm và điều kiện làm việc, có nhiều phương pháp kiểm tra rò rỉ khác nhau như: 

  • Phương pháp chân không (Vacuum Decay Leak Testing): Mẫu thử được đặt trong buồng chân không và theo dõi sự thay đổi áp suất trong buồng theo thời gian, nếu có sự tăng lên về áp suất, đó là dấu hiệu cho thấy có sự rò rỉ khí vào bên trong.
  • Phương pháp thay đổi áp suất (Pressure Decay Leak Testing): Mẫu thử sẽ được đưa vào một môi trường có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Sự suy giảm áp suất bên trong theo thời gian được theo dõi để phát hiện rò rỉ.
Thực hiện Leak Test bằng phương pháp thay đổi áp suất
Thực hiện Leak Test bằng phương pháp thay đổi áp suất
  • Phương pháp kiểm tra rò rỉ bằng chất phóng xạ: Sử dụng chất phóng xạ làm chất trạng thái để tiêm nhiễm vào mẫu thử. Sau đó, dùng máy đo phóng xạ quét trên bề mặt mẫu để phát hiện các điểm rò rỉ nơi mà chất phóng xạ thoát ra ngoài.
  • Phương pháp bằng chất phát quang (Fluorescent Dye Leak Testing): Sử dụng chất phát quang được pha trộn với môi trường chất lỏng hoặc khí bên trong mẫu thử. Tại những điểm rò rỉ, chất phát quang sẽ thoát ra ngoài, giúp dễ dàng phát hiện điểm rò rỉ.
  • Phương pháp kiểm tra bằng khí trơ (Tracer Gas Leak Testing): Một loại khí trơ đặc biệt được tiêm nhiễm vào bên trong mẫu thử. Các cảm biến khí trơ sẽ được sử dụng để dò tìm sự có mặt của khí trơ ở bên ngoài mẫu, chỉ ra những vị trí có rò rỉ.
Phương pháp Leak Test bằng khí trơ
Phương pháp Leak Test bằng khí trơ
  • Kiểm tra rò rỉ bằng phương pháp quang học (Optical Leak Testing): Sử dụng ánh sáng tia laze hay camera quang học để phát hiện khí hoặc chất lỏng thoát ra khỏi mẫu thử tại những điểm rò rỉ dựa trên sự thay đổi cường độ ánh sáng.

Khi nào cần thực hiện kiểm tra Leak Test?

Leak Test cần được thực hiện thường xuyên tại các giai đoạn quan trọng: 

  • Sau quá trình lắp ráp, trước khi đưa sản phẩm vào hoạt động
  • Trong quá trình vận hành, bảo trì theo định kỳ để phát hiện hư hỏng
  • Khi có bất kỳ thay đổi về cấu trúc, quy trình sản xuất hoặc điều kiện môi trường
  • Sau khi xảy ra sự cố tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ hoặc mất kín

Đối với các ngành như hàng không vũ trụ, y tế, chế biến thực phẩm, Leak Test là quy trình bắt buộc để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Leak Test nên được thực hiện định kỳ để đảm bảo an toàn
Leak Test nên được thực hiện định kỳ để đảm bảo an toàn

Quy trình thực hiện Leak Test

Bước 1: Chuẩn bị và lựa chọn phương pháp kiểm tra

  • Xác định rõ nhu cầu và mục đích kiểm tra rò rỉ
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên quy mô, chi phí và mức độ chính xác cần thiết
  • Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ và chuẩn bị mẫu thử

Bước 2: Thiết lập hệ thống kiểm tra

  • Kết nối mẫu thử với hệ thống kiểm tra
  • Kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số như áp suất, chân không
  • Đảm bảo hệ thống được làm kín hoàn toàn, tránh ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài

Bước 3: Thực hiện kiểm tra rò rỉ

  • Khởi động quy trình kiểm tra phù hợp với phương pháp đã chọn
  • Theo dõi sự thay đổi của các thông số như khối lượng, áp suất, tín hiệu cảm biến…
  • Ghi lại số liệu trong suốt quá trình kiểm tra
Lưu trữ số liệu trong quá trình Leak Test bằng IoT
Lưu trữ số liệu trong quá trình Leak Test bằng IoT

Bước 4: Phân tích kết quả và đánh giá

  • So sánh số liệu thu được với giá trị cho phép dựa trên tiêu chuẩn đã đề ra
  • Nếu vượt ngưỡng, sản phẩm bị đánh giá là rò rỉ và cần can thiệp
  • Nếu trong phạm vi cho phép, sản phẩm đạt yêu cầu và có thể đưa vào sử dụng

Bước 5: Các biện pháp khắc phục khi phát hiện rò rỉ

  • Ngừng ngay hoạt động của hệ thống bị rò rỉ để tránh nguy hiểm lan rộng, đồng thời tiến hành sơ tán khu vực nếu cần thiết.
  • Xác định nguyên nhân gây ra rò rỉ, có thể là do hư hỏng thiết bị, vật liệu, mối nối không đảm bảo, hoặc sai sót trong quá trình lắp đặt, vận hành.
  • Thực hiện khắc phục vấn đề tại chỗ bằng cách thay thế các bộ phận bị hỏng, siết chặt các mối nối, tu sửa các vết nứt, rạn.
Khắc phục vấn đề sau khi Leak Test
Khắc phục vấn đề sau khi Leak Test
  • Nếu rò rỉ nghiêm trọng, có thể cần phải thay thế toàn bộ hệ thống hoặc một số cụm chi tiết lớn.
  • Sau khi khắc phục xong, tiến hành kiểm tra rò rỉ lại để đảm bảo hệ thống đã được khôi phục hoàn toàn.

Các vấn đề thường gặp khi thực hiện Leak Test

Vấn đề

  • Thiết bị bị hư hỏng, không đo lường chính xác: Do sự hư hỏng của thiết bị hoặc lỗi trong quá trình lắp đặt, có thể dẫn đến kết quả đo không chính xác.
  • Nhân viên vận hành chưa được đào tạo đầy đủ: Tập huấn nhân viên nhân viên chưa đúng quy trình có thể gây ra sai sót trong quá trình kiểm tra

Cách khắc phục

  • Bảo trì, vệ sinh thiết bị thường xuyên, sửa chữa kịp thời những hư hỏng.
  • Tổ chức đào tạo định kỳ cho đội ngũ vận hành Leak Test đúng quy trình, chuẩn mực. 
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ theo đúng yêu cầu để phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời.
Bảo trì thiết bị thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời
Bảo trì thiết bị thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời

Kết luận

Kiểm tra rò rỉ (Leak Test) là quy trình quan trọng trong sản xuất và bảo trì thiết bị, hệ thống đường ống để đảm bảo sự hoạt động an toàn và hiệu quả.  

Việc lựa chọn phương pháp Leak Test thích hợp và thực hiện đúng quy trình là rất quan trọng để phát hiện chính xác các vị trí rò rỉ, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế nguy cơ mất an toàn và tối ưu chi phí sửa chữa. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn về Leak Test. Đừng ngại liên hệ với Điện Máy ELC để khám phá thêm nhiều sản phẩm và thông tin hữu ích về máy lọc khí và các thiết bị điện máy khác nhé!

Điện Máy ELC, chuyên cung cấp các sản phẩm điện máy chất lượng và các dịch vụ thi công lắp đặt, đảm bảo mang lại sự thoải mái và tiết kiệm cho gia đình bạn. 

Hotline: 0789978898

Website: https://dienmayelc.com.vn/ 

Địa chỉ: 577/15/8 Đường Vườn Lài, Khu phố 2, Phường An Phú Đông, Quận 12,  Thành phố Hồ Chí Minh 

Email: info@dienmayelc.com.vn 

Bài viết liên quan
preloader