Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh [Bạn cần biết]

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh và cấu tạo là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi máy lạnh đang trở thành một trong những thiết bị quan trọng trong cuộc sống hiện đại nhờ khả năng điều hòa nhiệt độ không khí của một không gian nhất định. Máy lạnh hay máy điều hòa có khả năng làm mát, giữ lạnh khi nhiệt độ môi trường tăng cao và ngược lại, giúp sưởi ấm khi nhiệt độ xuống thấp. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên lý hoạt động này trong nội dung bài viết sau đây bạn nhé!

Máy lạnh là thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong một không gian
Máy lạnh là thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong một không gian

Máy lạnh là gì?

Máy lạnh là một thiết bị điện dùng để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong không gian để tạo ra một môi trường thoải mái cho người sử dụng. Máy lạnh thường được cài đặt trong các căn phòng, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại và nhiều nơi khác. Máy lạnh hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiệt độ trong không gian và kiểm soát độ ẩm, cung cấp một môi trường làm việc hoặc sinh hoạt thoải mái cho người sử dụng.

Máy lạnh 1 chiều có chức năng chính là làm lạnh
Máy lạnh 1 chiều có chức năng chính là làm lạnh

Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy lạnh chính đó là máy lạnh 1 chiều và máy lạnh 2 chiều, cụ thể như sau:

  • Máy lạnh một chiều (hay máy lạnh cơ bản) chỉ có khả năng làm lạnh không gian và giảm nhiệt độ. Nó hoạt động bằng cách hút không khí trong phòng vào qua dàn làm lạnh, nơi nhiệt độ của không khí giảm khi chất lạnh hấp thụ nhiệt. Sau đó, không khí lạnh được thổi vào phòng qua quạt.
  • Máy lạnh hai chiều, hay còn gọi là điều hòa, không chỉ có khả năng làm lạnh mà còn có tính năng sưởi ấm. Ngoài việc làm mát không gian trong mùa hè, máy lạnh hai chiều cũng có thể đảo ngược quá trình làm lạnh để truyền nhiệt vào không gian trong mùa đông, giúp làm ấm không gian.

Cấu tạo máy lạnh

Cấu tạo điều hòaVị trí lắp đặtChức năng
Dàn lạnhDàn lạnh đối với máy lạnh 1 chiều và điều hòa ở chế độ làm mát luôn được đặt ở trong nhà và không gian phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.Có nhiệm vụ làm mát không khí thông qua quạt dàn lạnh bằng cách trao đổi nhiệt.
Dàn nóngVị trí lắp đặt cố định của dàn nóng là ở ngoài trời, ưu tiên những nơi thông thoáng, cố định, được che nắng, mưa.Dàn nóng có nhiệm vụ trao đổi môi chất với môi trường hay còn được hiểu là xả nhiệt ra ngoài.
Máy nénMáy nén được lắp đặt trong dàn nóng của thiết bị, chiếm đến ⅓ diện tích dàn nóng.Máy nén có nhiệm vụ nén và hút môi chất làm lạnh trong hệ thống, tạo áp suất chênh lệch giữa 2 trạng thái rắn/lỏng.
Quạt dàn nóngLắp đặt bên trong dàn nóng.Có nhiệm vụ thổi không khí nóng vào dàn nóng rồi xả ra ngoài môi trường.
Quạt dàn lạnhLắp đặt bên trong dàn lạnh.Có nhiệm vụ thổi hơi mát ra không gian phòng, giúp giảm nhiệt độ.
Ống dẫn gasĐặt ở vị trí kết nối dàn nóng với dàn lạnhDẫn môi chất lạnh giữa dàn nóng và dàn lạnh.
Van tiết lưuỞ điều hòa treo tường, van tiết lưu được lắp đặt ở dàn nóngVan tiết lưu có nhiệm vụ giảm áp suất và nhiệt độ khi môi chất lạnh đi qua.
Tụ điệnĐặt bên trong dàn nóng.Hỗ trợ máy nén hoạt động.
Bảng mạch điều khiểnĐối với máy cơ, mạch điều khiển nằm ở dàn lạnh.

Đối với máy lạnh Inverter, mạch điều khiển chính nằm ở dàn lạnh và bảng mạch điều khiển tần số hoạt động của máy nén được đặt ở dàn nóng.

Bảng mạch điều khiển có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của điều hòa.
Van đảo chiều (chỉ có ở điều hòa 2 chiều)Thường được đặt ở dàn nóng cùng với máy nén.Có nhiệm vụ chuyển đổi và điều hướng lưu lượng môi chất lạnh. 

Bảng cấu tạo máy lạnh chi tiết

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa

Cấu tạo dàn lạnh điều hòa bao gồm các bộ phận được kết hợp và hoạt động cùng nhau để đạt hiệu quả làm lạnh, điều hòa không khí tốt nhất trong không gian. Các bộ phận chính có trong dàn lạnh điều hòa có thể kể đến như ống đồng, dàn lá nhôm, cánh đảo gió dọc, cánh đảo gió ngang, mặt nạ, lưới lọc, cảm biến hoạt động và đầu gió ra.

>> Xem thêm: Hệ thống thông gió nhà xưởng [4 giải pháp hiệu quả]

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Như đã đề cập, hiện nay có 2 loại máy lạnh chính đó là máy lạnh 1 chiều và 2 chiều. Mỗi loại sẽ sở hữu cách máy lạnh hoạt động phù hợp với nhu cầu sử dụng và đặc điểm khí hậu từng khu vực. Nếu điều hòa 1 chiều chỉ có thể làm mát thì điều hòa 2 chiều có thể vừa làm mát, vừa làm sưởi ấm, giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho những khu vực có mùa đông rét buốt. 

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Vậy, cơ chế hoạt động của điều hòa 1 chiều và 2 chiều diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên lý hoạt động của điều hòa trong nội dung tiếp theo của bài viết bạn nhé!

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 1 chiều

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 1 chiều được mô tả qua 5 giai đoạn chính, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Môi chất lạnh sẽ được máy nén nén lại và đẩy lên dàn ngưng tụ khi ở nhiệt độ và áp suất cao.
  • Giai đoạn 2: Ở dàn ngưng tụ, môi chất lạnh sẽ được chuyển hóa từ trạng thái khí sang lỏng, giúp giảm nhiệt độ và làm mát không khí.
  • Giai đoạn 3: Môi chất lạnh được di chuyển qua van tiết lưu, đồng thời giảm suất, nhiệt độ xuống thấp rồi đi qua dàn lạnh.
  • Giai đoạn 4: Khi đến dàn lạnh, môi chất lạnh lúc này đang ở dạng lỏng sẽ có nhiệm vụ hạ nhiệt. Trong khi đó, quạt gió sẽ hút không khí vào dàn lạnh, đi qua môi chất lạnh, hạ nhiệt không khí và đẩy hơi mát ra ngoài.
  • Giai đoạn 5: Sau giai đoạn 4, môi chất lạnh sẽ được chuyển về thể khí và hút về qua bầu tách lỏng bằng máy nén. Kết thúc chu trình làm lạnh không khí, môi chất sẽ luôn ở trạng thái khí khi ở máy nén.
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 1 chiều có 5 giai đoạn chính
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 1 chiều có 5 giai đoạn chính

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 2 chiều

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 2 chiều về bản chất cũng tương tự như điều hòa 1 chiều. Tuy nhiên sẽ chia ra làm 2 chế độ làm lạnh và làm nóng riêng biệt. Cụ thể như sau:

Nguyên lý hoạt động máy lạnh 2 chiều

  • Giai đoạn 1: Khi bật chế độ làm lạnh, máy nén sẽ nén môi chất ở dạng khí lên nhiệt độ và áp suất cao, sau đó sẽ được đẩy lên dàn ngưng tụ.
  • Giai đoạn 2: Ở dàn ngưng tụ, môi chất sẽ được biến đổi nhiệt và chuyển hóa sang thể lỏng.
  • Giai đoạn 3: Sau khi được hóa lỏng, môi chất sẽ được dẫn vào van tiết lưu và hạ áp suất, nhiệt độ trước khi đi vào dàn lạnh.
  • Giai đoạn 4: Môi chất lỏng ở dàn lạnh có nhiệm vụ giảm nhiệt độ không khí, quạt gió sẽ đồng thời đẩy khí đã được làm lạnh ra ngoài và làm mát không gian. 
  • Giai đoạn 5: Môi chất sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm lạnh không khí sẽ được hút về bầu chất lỏng và chuyển đổi thành thể khí để đi vào máy nén. 
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 2 chiều được chia ra thành 2 chế độ
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh 2 chiều được chia ra thành 2 chế độ

Nguyên lý làm nóng của máy điều hòa 2 chiều

Khác với nguyên lý làm lạnh, máy điều hòa làm nóng có những giai đoạn hoạt động riêng biệt, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Khi chế độ làm nóng hay sưởi ấm được kích hoạt, van đảo chiều sẽ được cung cấp một nguồn điện, cầu 1 được kết nối và hoạt động thông với cầu 4, trong khi cầu 2 được hoạt động thông với cầu 3.
  • Giai đoạn 2: Ngược lại với máy lạnh, dàn nóng ngoài trời sẽ chuyển thành dàn lạnh, dàn lạnh trong nhà sẽ chuyển đổi thành dàn nóng. Khi đó, khí gas ở dàn ngoài có nhiệt độ cao, áp suất thấp sẽ đi vào van đảo chiều qua cầu số 2 và 3 để đến bầu gas lỏng rồi chuyển đến máy nén.
  • Giai đoạn 3: Khí gas sẽ được máy nén nén đến nhiệt độ cao nhưng áp suất thấm và chuyển đến dàn lạnh qua cầu số 1 và 4 của van đảo chiều. Lúc này, khí gas sẽ hấp thụ nhiệt của phòng rồi chuyển dần sang thể lỏng với nhiệt độ thấp và áp suất cao.
  • Giai đoạn 4: Gas đi qua van tiết lưu và chuyển đổi dần thành áp suất thấp, nhiệt độ thấp rồi được lọc tại phin lọc để loại bỏ tạp chất. Cuối cùng là đi tới dàn lạnh để tỏa nhiệt lạnh ra môi trường. 
Nguyên lý sưởi ấm của điều hòa 2 chiều
Nguyên lý sưởi ấm của điều hòa 2 chiều

Một số lưu ý khi lắp và sử dụng điều hòa

Để đạt được hiệu suất hoạt động tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ cho điều hòa, đòi hỏi quá trình lắp đặt và sử dụng phải hết sức cẩn thận, luôn tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình lắp đặt và sử dụng điều hòa cơ bản nhất mà bạn nên nắm rõ.

Lưu ý khi lắp đặt điều hòa

Hãy lắp đặt máy điều hòa theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhờ sự hỗ trợ  của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo lắp đặt đúng cách. Điều này bao gồm việc đặt máy ở một vị trí phù hợp, không che chắn cửa sổ hoặc thông gió, và đảm bảo đường ống dẫn chất lạnh được cách nhiệt tốt.

Cần cẩn trọng khi lắp đặt điều hòa
Cần cẩn trọng khi lắp đặt điều hòa

Lưu ý khi sử dụng điều hòa

  • Vệ sinh định kỳ: Hãy thực hiện vệ sinh định kỳ cho máy điều hòa, bao gồm làm sạch bộ lọc không khí. Bộ lọc bị bẩn có thể làm giảm hiệu suất làm lạnh và gây tắc nghẽn, gây hao tổn năng lượng. Làm sạch bộ lọc định kỳ sẽ giúp duy trì không khí trong lành và hiệu suất hoạt động của máy.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Ngoài việc làm sạch bộ lọc, hãy kiểm tra và bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ. Điều này bao gồm kiểm tra các linh kiện, kiểm tra áp suất chất lạnh, kiểm tra độ kín của hệ thống và điều chỉnh cài đặt nhiệt độ khi cần thiết.
  • Sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng: Đối với máy điều hòa có tính năng tiết kiệm năng lượng, hãy sử dụng chúng để giảm tiêu thụ điện năng. Điều này có thể bao gồm sử dụng chế độ tiết kiệm, hẹn giờ hoạt động hoặc điều chỉnh nhiệt độ một cách hợp lý để đạt được sự thoải mái mà không lãng phí năng lượng.
Nên lựa chọn máy lạnh có tính năng tiết kiệm điện
Nên lựa chọn máy lạnh có tính năng tiết kiệm điện
  • Đảm bảo thông gió: Đảm bảo rằng không có vật cản trước cửa thoát hơi nóng của máy điều hòa. Nếu thông gió bị cản trở, máy sẽ hoạt động không hiệu quả và có thể gây quá tải và hỏng hóc.
  • Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý: Hãy đặt nhiệt độ phù hợp với môi trường và nhu cầu sử dụng. Điều chỉnh nhiệt độ quá thấp có thể gây mất mát năng lượng và tạo ra một môi trường quá lạnh, trong khi đặt quá cao có thể tăng tiêu thụ điện năng mà không đem lại lợi ích tương xứng.
  • Đảm bảo thông gió trong phòng: Để máy điều hòa hoạt động hiệu quả, hãy đảm bảo có đủ thông gió trong phòng. Điều này đảm bảo sự lưu thông không khí và giúp máy điều hòa làm việc một cách hiệu quả.
  • Tắt máy khi không sử dụng: Khi không có nhu cầu sử dụng, hãy tắt máy điều hòa để tiết kiệm năng lượng. Không để máy hoạt động suốt cả ngày mà không cần thiết.
Nên tắt máy lạnh khi không có nhu cầu sử dụng
Nên tắt máy lạnh khi không có nhu cầu sử dụng

>> Xem thêm: Điều hòa là gì? Cấu tạo và phân loại máy lạnh, điều hòa chi tiết

Điện máy ELC – Đơn vị thi công lắp đặt điều hòa uy tín và nhanh chóng

Điện máy ELC là một công ty vụ uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện lạnh và lắp đặt điều hòa dân dụng và công nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam. 

Điện máy ELC đã có nhiều năm kinh nghiệm và trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống điều hòa không khí từ quy mô dân dụng đến công nghiệp. Điện máy ELC sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên dày dạn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, luôn làm việc với thái độ nhiệt tình, tận tâm, tư vấn thiết kế chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Điện máy ELC cũng cam kết đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Điện máy ELC là đơn vị thi công và lắp đặt điều hòa uy tín
Điện máy ELC là đơn vị thi công và lắp đặt điều hòa uy tín

Các dự án đã được Điện máy ELC thực hiện luôn hoàn thành theo tiến độ đã thống nhất với khách hàng, vì vậy giúp công trình nhanh chóng được đưa vào sử dụng, tiết kiệm nhiều chi phí đáng kể.

>> Xem thêm: Sensor là gì? Cấu tạo và các loại cảm biến nhiệt độ thông dụng

Vậy, với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy lạnh là gì rồi đúng không? Việc hiểu rõ nguyên lý hoạt động đóng vai trò rất lớn trong cách sử dụng sao cho ít gây hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp và lắp đặt các giải pháp điện lạnh, Điện máy ELC sẽ là một sự lựa chọn tốt, đem đến sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy và hiệu quả. 

Tham khảo tại công ty điện máy ELC!

Hotline 0789978898

Bài viết liên quan
preloader