Các chế độ điều hòa thông dụng | Chế độ nào tiết kiệm điện?

Các chế độ điều hòa là một trong những yếu tố quan trọng và được nhiều người quan tâm khi sử dụng thiết bị này. Nếu bạn chưa nắm rõ các chế độ điều hòa của máy lạnh, hãy cùng Điện Máy ELC khám phá thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!

Các chế độ điều hòa thông dụng

Tùy thuộc vào mỗi hãng mà các chế độ làm việc của điều hòa sẽ khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là 4 chế độ điều hòa phổ biến được sử dụng nhất như sau:

Chế độ làm mát Cool

Cool là chế độ làm lạnh nhanh chóng và cũng là chế độ được sử dụng phổ biến nhất. Theo nguyên lý hoạt động, chế độ COOL trong điều hòa hoạt động bằng cách hút không khí nóng từ phòng vào dàn lạnh. Tại đó, không khí được làm lạnh và thổi trở lại trong phòng, giúp làm giảm nhiệt độ một cách nhanh chóng.

Trong các chế độ của máy lạnh, chế độ “COOL” mang lại hiệu quả làm lạnh cao và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, vì máy nén khí phải hoạt động liên tục với công suất cao để nén khí và làm lạnh không khí, nên chế độ “COOL” tiêu tốn nhiều điện năng. Do đó, khi bạn muốn nhanh chóng tận hưởng không khí mát lạnh, hãy chọn chế độ “COOL”. Tuy nhiên, sau khi đạt được nhiệt độ mong muốn, bạn nên chuyển sang một chế độ khác phù hợp và tiết kiệm điện hơn để giảm tiêu thụ năng lượng.

tìm hiểu các chế độ điều hòa
Chế độ làm mát Cool được sử dụng phổ biến nhất

Hiện nay, trên một số dòng điều hòa mới, có hai chế độ là “JET MODE” và “HI MODE”. Cả hai chế độ này đều có bản chất là chế độ “COOL”, nhưng hoạt động ở mức công suất cao hơn, giúp làm lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì chế độ này trong thời gian dài, sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng điện.

Ngoài ra, chế độ hình bông tuyết là biểu tượng đặc trưng của chế độ “COOL”.

Chế độ làm khô Dry

Chế độ “Dry” của điều hòa là chế độ giúp giảm độ ẩm trong không khí và thường được sử dụng trong những ngày có độ ẩm cao.

Cơ chế hoạt động của chế độ “Dry” là hút độ ẩm không khí trong phòng ra ngoài môi trường, làm cho không khí trong phòng trở nên khô hơn và mang lại cảm giác mát mẻ. Vì chế độ này chủ yếu chỉ hoạt động để hút ẩm, nên máy nén và quạt không hoạt động nhiều, giúp tiết kiệm năng lượng điện.

Chế độ làm khô Dry của điều hòa
Chế độ làm khô Dry giúp giảm độ ẩm

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa chế độ “COOL” và chế độ “Dry”. Chế độ “Dry” giúp làm mát bằng cách giảm độ ẩm trong không khí, làm cho không khí khô hơn. Vì vậy, chế độ “Dry” chỉ có tác dụng trong những ngày có độ ẩm không khí cao.

Thời gian sử dụng chế độ này nên được giới hạn trong khoảng 1-2 tiếng. Sử dụng quá lâu có thể gây tác động phụ không tốt cho cơ thể như da khô, mỏi mắt, kích ứng da,…

Chế độ “Dry” của máy điều hòa có biểu tượng hình giọt nước.

Chế độ sưởi ấm Heat

Trong các chế độ máy lạnh, chế độ “HEAT” là chế độ được sử dụng để sưởi ấm. Chế độ “HEAT” chỉ có sẵn trên các dòng máy điều hòa 2 chiều và thường được sử dụng trong mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống.

Sau khi chọn chế độ “HEAT”, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn bằng cách sử dụng hai phím mũi tên lên và xuống. Nhiệt độ lý tưởng khi sử dụng chế độ này là từ 20-24 độ C. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài phòng nên không quá 10 độ C để tránh hiện tượng sốc nhiệt.

Chế độ sưởi ấm Heat
Chế độ sưởi ấm Heat tiện lợi

Đối với những ngày có thời tiết khô cằn hoặc đối với người già và trẻ em, nên đặt một chậu nước trong phòng khi sử dụng chế độ “HEAT” để duy trì độ ẩm cân bằng cho da.

Chế độ “HEAT” của máy điều hòa có biểu tượng đặc trưng là hình mặt trời.

Chế độ tự động Auto

Trong các chế độ điều hòa, chế độ “AUTO” là chế độ tự động điều chỉnh mức nhiệt độ, độ ẩm và cường độ gió của máy điều hòa thông qua các cảm biến thông minh, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất cho người dùng.

Biểu tượng của chế độ “AUTO” là hình 3 mũi tên nối đuôi nhau tạo thành một vòng tròn.

chế độ auto của máy điều hòa
Chế độ tự động Auto với cảm biến thông minh

>>Xem thêm: Cách tính công suất điều hòa chuẩn theo diện tích phòng

Một số chế độ điều hòa thông dụng khác

Dưới đây là một số chế độ thông dụng khác của điều hòa mà bạn có thể tham khảo qua như sau:

Chế độ quạt Fan

Chế độ “Fan” là một trong những chế độ điều hòa cơ bản nhất. Đây là chế độ hoạt động của quạt gió trong máy lạnh, giúp cải thiện sự lưu thông và thông thoáng của không khí trong phòng. Chế độ “Fan” có 3 mức điều chỉnh là: Cao, thấp, trung bình. Trong đó, chế độ cao là mức độ quạt gió cao nhất và cũng tiêu tốn nhiều điện năng nhất, đồng thời tạo ra tiếng ồn lớn nhất.

Một số chế độ điều hòa thông dụng khác
Chế độ quạt Fan giúp thông thoán không khí

Chế độ này có biểu tượng hình cánh quạt. Khi bật quạt gió của máy lạnh sẽ hoạt động một cách liên tục để tạo ra gió, trong khi đó máy nén sẽ ngưng hoạt động. Ngoài ra, người dùng không nên sử dụng chế độ Fan trong một thời gian dài vì chế độ này chỉ có chức năng điều hòa không khí chứ không có chức năng làm lạnh hiệu quả.

Chế độ Sleep

Chế độ “Ngủ ban đêm” là một trong những chế độ được đánh giá cao, không chỉ mang lại khả năng tiết kiệm điện hiệu quả mà còn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Khi kích hoạt chế độ này, máy điều hòa sẽ tăng nhiệt độ trong phòng lên 1 độ C sau mỗi giờ, giúp người dùng không cảm thấy lạnh buốt vào ban đêm. Khi đó, sự trao đổi nhiệt độ trong cơ thể giảm, giảm khả năng bị cảm lạnh. Chế độ “Sleep” sẽ tạo ra luồng không khí mát mẻ và dễ chịu, đồng thời giảm công suất hoạt động, góp phần tiết kiệm điện hàng tháng cho gia đình của bạn.

Chế độ Sleep
Chế độ Sleep giúp tiết kiệm điện hiệu quả

Chế độ hẹn giờ

Chế độ “Hẹn giờ” trên máy điều hòa giúp bạn có thể tự do điều chỉnh thời gian hoạt động mà không cần phải thức dậy giữa đêm, từ đó không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bằng cách thiết lập thời gian bật/tắt cho máy điều hòa thông qua chế độ hẹn giờ, bạn có thể đảm bảo rằng máy điều hòa sẽ tự động tắt khi đêm tới, giúp bạn tránh bị lạnh khi trời gần sáng và đảm bảo một giấc ngủ êm đềm, đồng thời tiết kiệm điện năng đáng kể.

>>Xem thêm: Cách hẹn giờ điều hòa Panasonic cách hẹn giờ điều hoà Daikin đơn giản nhất

Chế độ hẹn giờ máy lạnh
Chế độ hẹn giờ thông minh, tiện lợi

Một số chức năng tiện ích khác của máy lạnh

Dưới đây là một số chức năng tiện ích của máy lạnh mà bạn có thể tham khảo qua như sau:

  • Scavenging (Biểu tượng ngôi nhà): Đây là chức năng lọc sạch không khí trong gia đình. Giúp loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc và các mùi khó chịu ra khỏi không gian một cách nhanh chóng. Ngoài ra, chế độ Scavenging còn hỗ trợ làm giảm nhiệt độ và làm lạnh căn phòng nhanh chóng hơn.
  • X-FAN (Biểu tượng quạt 4 cánh): Sau khi tắt máy điều hòa, quạt vẫn tiếp tục hoạt động trong khoảng 10 phút, giúp hệ thống khô nhanh chóng. Điều này giúp máy hoạt động ổn định hơn và kéo dài tuổi thọ của máy.
  • Chức năng bảo vệ sức khỏe (Biểu tượng cây thông): Khi máy lạnh được bật, nó sẽ sản sinh các ion vào không khí, giúp tìm kiếm và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các mầm bệnh có trong không khí. Các chất độc này sẽ được giữ lại trong bộ lọc, mang lại cho người dùng không khí trong lành, khỏe mạnh.
  • Chức năng tự cảnh báo của điều hòa (Biểu tượng vòi nước): Giúp người dùng tự quản trong việc vệ sinh máy. Cụ thể, với hầu hết các loại điều hòa hiện nay, sau 300 giờ sử dụng, trên điều khiển từ xa sẽ tự động hiển thị biểu tượng giọt nước. Khi nhìn thấy biểu tượng này, người dùng cần thực hiện vệ sinh máy, đặc biệt là làm sạch các bộ lọc không khí.

>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hòa Mitsubishi chuẩn nhất

Trên đây, Điện Máy ELC đã chia sẻ những thông tin chi tiết nhất về các chế độ điều hòa mà người dùng thiết bị điện lạnh nên nắm rõ, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả làm việc của sản phẩm. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay qua số Hotline 0789.978.898 dưới đây để nhận được sự tư vấn cụ thể về các chế độ làm việc của thiết bị điện lạnh này và biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Bài viết liên quan
preloader